Liệu bạn có thể kể tên tất cả các mã lỗi thường gặp đối với thiết bị bếp từ nhà mình hay không? Cùng suachuamaygiat.net tìm hiểu qua nội dung dưới đây về cách sửa bếp từ báo lỗi e3.
Sửa bếp từ báo lỗi e3 – Tìm hiểu về mã lỗi e3
– Lỗi này xảy ra khi nguồn điện nhà bạn quá yếu, cụ thể là dưới 170V hoặc quá tải.
– Đây là một trong những mã lỗi cơ bản thường gặp đối với mọi thiết bị bếp từ. Trong trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra sau:
+ Đầu tiên bạn tắt bếp.
+ Kiểm tra cầu chì hoặc bộ phận ngắt mạch có đang gặp phải sự cố gì hay không
+ Trên thực tế, mã lỗi này xuất hiện nếu hệ thống điện nhà bạn đang bị quá tải.
Sửa bếp từ báo lỗi e3 – Các mã lỗi bếp từ khác
Mã lỗi e0: Không có dụng cụ trên bếp hoặc không nhận chất liệu dụng cụ
Nên sử dụng đúng loại chất liệu inox nhiễm từ, kích thước phù hợp với vòng từ của thiết bị, không quá to hoặc quá nhỏ.
Mã lỗi e2: Dụng cụ đặt trên bếp mà không có thức ăn
Mã lỗi e4: Dòng điện quá cao, nhiệt độ dụng cụ nấu vượt 280oC
Tắt bếp ngay lập tức, không rút phích cắm để quạt gió hoạt động, chờ 5-10 phút cho bếp tản bớt nhiệt.
Mã lỗi e6: Cảm biến nhiệt trục trặc, nhiệt độ dưới đáy xong, nồi quá cao
Thực hiện tương tự các sự cố bị quá tải nhiệt như trên
Mã lỗi EF: Bề mặt thiết bị đang bị ướt
Lau khô và đảm bảo mặt bếp không bị ướt nữa thì sử dụng bình thường
Mã lỗi AD: Đáy nồi không bằng phẳng, cong vênh, không tiếp xúc với mặt bếp từ
Sửa bếp từ báo lỗi e3 – Biện pháp để hạn chế sự xuất hiện của các mã lỗi này
– Chọn vị trí đặt bếp thoáng đãng, khô ráo
– Không nên sử dụng trong thời quá dài với công suất quá cao, cho bếp nghỉ 5-10 phút giữa chừng.
– Khi thấy lỗi e3 xuất hiện thì không nên dừng sử dụng thiết bị ngay lập tức
– Kiểm tra nguồn dẫn điện ổn định: Không để nguồn cấp điện vào dưới 170V
– Lên lịch vệ sinh thiết bị thường xuyên
– Đảm bảo bộ phận tản nhiệt hay quạt gió vận hành êm, không bị bám bụi bẩn.
Sửa bếp từ báo lỗi e3 – Kinh nghiệm đến từ chuyên gia về cách tăng tuổi thọ thiết bị
Một trong những kỹ thuật luôn giữ bếp từ như mới, đem lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất đó là thường xuyên vệ sinh thiết bị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về cách vệ sinh và những lưu ý khi lau chùi bếp từ.
1. Quy trình vệ sinh bếp từ đạt tiêu chuẩn
– Dụng cụ cần chuẩn bị
+ Vải thấm nước.
+ Dao để cạo dao chuyên dụng.
+ Chất tẩy không gây hại.
+ Các dụng cụ cần thiết khi vệ sinh.
– Quy trình thực hiện
Bước 1: Đầu tiên, bạn nên loại bỏ hết các mẫu thức ăn thừa để chỉ phải xử lý những vết bẩn cứng đầu.
Bước 2: Đổ một ít dung dịch chất tẩy rửa chuyên dụng như dung dịch Cif. Dung dịch này rất mềm, không gây xước mặt bếp. Tuyệt đối, tránh dùng đến các dung dịch hóa chất có tính ăn mòn cao, ảnh hưởng đến tuổi thọ của mặt bếp.
Bước 3: Để dung dịch ngấm nhưng không khô hẳn. Thế nên, chỉ cần để dung dịch đủ làm mềm vết bẩn là được.
Bước 4: Sử dụng một chiếc khăn mềm để lau sạch mặt bếp.
2. Những lưu ý khi vệ sinh thiết bị
– Nếu phát hiện những nơi cần chà xát mạnh hơn, hãy dùng giấy báo vo lại. Giấy báo có bề mặt thô hơn nhưng vẫn đủ mềm để không gây ra trầy xước.
– Hãy luôn thử trên một vùng nhỏ trước, nếu thấy có vết xước nên dừng lại ngay hoặc tiến hành nhẹ nhàng hơn.
– Đối với một số vết bẩn khó tẩy như sáp nến, keo. Nên dùng loại dao chuyên dụng, lưỡi không quá sắc như dao lam, dùng để cạo các lớp bẩn trên mặt kính mà không để lại vết xước.
– Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể làm bếp trở nên sáng bóng như mới chỉ bằng chất tẩy không gây hại như: nước cơm, nước cốt chanh hoặc giấm.
Tìm hiểu thông tin dịch vụ trực tiếp trên website: suachuamaygiat.net hoặc liên hệ Hotline: 0988230233